Thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đối tượng mà ngân hàng chính sách hỗ trợ vay vốn được nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật.

Chương trình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội

Cho vay hộ nghèo

Đối tượng được vay vốn:

a) Hộ nghèo: Là những hộ được xác định theo chuẩn nghèo của Chính phủ từng thời kỳ.

b) Hộ nghèo không được vay vốn bao gồm:

  • Hộ không còn sức lao động, hộ độc thân đang trong thời gian
    thi hành án; hộ lười biếng không chịu lao động; hộ mắc các tệ nạn
    xã hội như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp…
  • Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.

Điều kiện để vay vốn

a) Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.

b) Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

c) Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là tổ viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

d) Hộ gia đình vay vốn NHCSXH lần đầu thì các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật phải thỏa thuận cử 01 (một) cá nhân trong số các thành viên này đại diện theo ủy quyền để đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH nơi cho vay.

Lãi suất

a) Lãi suất cho vay: 0,55%/tháng (6,6%/năm).

b) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Quy trình và thủ tục

a) Đối với hộ nghèo:

Tự nguyện tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Hộ nghèo viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Khi giao dịch với ngân hàng, người vay hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

b) Đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn:

Nhận Giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.

Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH và Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thuộc diện nghèo, cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi ngân hàng.

Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới hộ nghèo.

Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp đến từng hộ vay vốn tại điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại UBND cấp xã.

Thời hạn cho vay

a) Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng.

b) Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.

c) Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng đến 120 tháng.

Hạn mức cho vay

Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 100 triệu đồng. Trong đó:

  • Cho vay sửa chữa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay nước sạch: Tối đa không quá 10 triệu đồng/công trình/hộ.
  • Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổ thông: Tổng Giám đốc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục.
  • Còn lại là cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Sơ Đồ Quy Trình Và Thủ Tục Vay Vốn Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Dành Cho Hộ Nghèo

Cho vay hộ cận nghèo

Đối tượng hỗ trợ

Đối tượng cho vay là hộ cận nghèo có tên trong Danh sách hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ

Điều kiện để được vay

a) Hộ cận nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.

b) Có tên trong danh sách hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

c) Hộ cận nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là tổ viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

d) Hộ gia đình vay vốn NHCSXH lần đầu thì các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật phải thỏa thuận cử 01 (một) cá nhân trong số các thành viên này đại diện theo ủy quyền để đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH nơi cho vay.

Thời hạn vay

a) Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).

b) Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).

c) Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.

Mức cho vay

Mức cho vay tối đa đối với một hộ cận nghèo là 100 triệu đồng/ hộ.

Lãi suất

a) Lãi suất cho vay: 0,66%/tháng (7,92%/năm).

b) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay

Quy trình và thủ tục cho vay

a) Đối với hộ cận nghèo:

Tự nguyện tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Hộ vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Khi giao dịch với ngân hàng, người vay hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

b) Đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn:

Nhận Giấy đề nghị vay vốn của hộ cận nghèo.

Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ cận nghèo đề nghị vay vốn kèm Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH và Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của hộ cận nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thuộc diện cận nghèo, cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ cận nghèo xin vay để gửi ngân hàng.

Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới hộ vay.

Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp đến từng hộ vay vốn tại điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại UBND cấp xã.

Cho vay hộ mới thoát nghèo

Đối tượng hỗ trợ

Hộ mới thoát nghèo là các hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.

Điều kiện để được vay

a) Hộ mới thoát nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.

b) Có tên trong danh sách từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo nay đã thoát nghèo, được UBND cấp xã xác nhận.

c) Hộ mới thoát nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là tổ viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

d) Hộ gia đình vay vốn NHCSXH lần đầu thì các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật phải thỏa thuận cử 01 (một) cá nhân trong số các thành viên này đại diện theo ủy quyền để đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH nơi cho vay.

Thời hạn cho vay

a) Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).

b) Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).

Mức cho vay

Mức cho vay tối đa đối với một hộ mới thoát nghèo hiện nay là 100 triệu đồng/ hộ.

Lãi suất cho vay

a) Lãi suất cho vay: 8,25%/năm

b) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay

Quy trình và thủ tục

a) Đối với hộ mới thoát nghèo:

Tự nguyện tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Hộ vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Khi giao dịch với ngân hàng, người vay hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

b) Đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn:

Nhận Giấy đề nghị vay vốn của hộ mới thoát nghèo.

Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ mới thoát nghèo đề nghịvay vốn kèm Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH và Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của hộ mới thoát nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn xác nhận các Hộ đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo nay đã thoát nghèo (Thời gian thoát nghèo được tính từ khi Hộ được ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 03 năm), cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ vay xin vay để gửi ngân hàng. Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới hộ vay. Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp đến từng hộ vay vốn tại điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại UBND cấp xã.

Vay Von Ngan Hang Chinh Sach

Cho vay học sinh, sinh viên

Đối tượng hỗ trợ

HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trong quá trình triển khai thực hiện có những đối tượng phát sinh NHCSXH đều tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ
tướng Chính phủ quyết định cho vay kịp thời theo các Quyết định.

Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường: Trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo qui định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo qui định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề được vay vốn một lần theo quy định của chính sách tín dụng đối với HSSV.

HSSV Y khoa có hoàn cảnh khó khăn đã tốt nghiệp (nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp) các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Y được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 09/2016/QĐ-TTg ngày 02/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ được vay vốn theo quy định của
chính sách tín dụng đối với HSSV.

Điều kiện vay vốn

  • HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.
  • Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
  • Đối với HSSV năm thứ hai trở đi phải có Giấy xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

Phương thức cho vay

NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp thông qua đại diện hộ gia đình HSSV, có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị – xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của NHCSXH.

Riêng đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn, trả nợ trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.

Thủ tục và quy trình

a) Đối với cho vay qua đại diện hộ gia đình HSSV:

Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do ngân hàng cấp) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học của HSSV gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận và gửi NHCSXH làm thủ tục phê duyệt cho vay.

b) Đối với cho vay trực tiếp HSSV: HSSV viết Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do ngân hàng cấp) có xác nhận của nhà trường kèm Giấy báo nhập học gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở để được xem xét cho vay.

Lãi suất cho vay

a) Lãi suất cho vay hiện nay là 0,55%/tháng.

b) Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Mức vốn cho vay

Mức cho vay tối đa đối với một HSSV do Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ. Mức cho vay tối đa kể từ ngày 19/5/2022 là: 4.000.000 đồng/tháng.

Trường hợp một hộ gia đình có nhiều học sinh sinh viên được vay vốn thì mức cho vay tối đa của hộ là tổng số mức vay tối đa của từng sinh viên trong hộ.

Thời hạn cho vay

Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Sổ vay vốn.

Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Thời hạn cho vay tối đa được xác định theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = thời hạn phát tiền vay + 12 tháng + thời hạn trả nợ.

  • Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món
    vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà
    trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
  • Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ
    đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời
    hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ
    thể là:
  • Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian
    trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
  • Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng
    thời hạn phát tiền vay.

Trả nợ ngân hàng

a) Trả nợ gốc:

Sau 12 tháng kể từ ngày HSSV ra trường, người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng với kỳ trả nợ tối đa 06 tháng/lần.

Đến hạn trả nợ cuối cùng người vay chưa trả được nợ thì viết Giấy đề nghị gia hạn nợ gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn hoặc NHCSXH để được xem xét cho gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa bằng ½ thời hạn trả nợ.

Đến hạn trả nợ cuối cùng, người vay không trả nợ và không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ dư nợ sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn.

b) Trả lãi tiền vay:

Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Tiền lãi được trả theo tháng sau khi HSSV ra trường được 12 tháng. Trong thời gian HSSV đang theo học, nếu hộ vay tự nguyện trả lãi, NHCSXH tổ chức thu theo tháng.

Nhà nước có chính sách giảm lãi suất để khuyến khích người vay trả nợ trước hạn./.

Cho vay giải quyết việc làm

Đối tượng cho vay

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh).

b) Người lao động.

Điều kiện vay vốn

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Được thành lập và hoạt động hợp pháp.

Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.

Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án.

Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).

b) Đối với người lao động:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án.

Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Lãi suất cho vay

a) Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm).

b) Đối với các trường hợp sau đây được vay với mức lãi suất 3,96%/năm:

Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật;

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao

động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

c) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Mức vốn cho vay

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

b) Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.

c) Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Phương thức cho vay

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Đối với người lao động

Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý; Nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị – xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của NHCSXH.

Ngan Hang Chinh Sach

Cho vay vốn xuất khẩu lao động

Đối tượng cho vay

a) Người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ.

b) Người lao động là người dân tộc thiểu số (không bao gồm người Kinh trên địa bàn).

c) Người lao động thuộc hộ cận nghèo.

d) Người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng.

e) Người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

f ) Người lao động sinh sống tại huyện nghèo.

Điều kiện vay vốn

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b) Cư trú hợp pháp tại địa phương.

c) Có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

d) Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHCSXH (nếu có).

Mức cho vay

Tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thời hạn cho vay

Không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mục đích sử dụng vốn

Chi trả các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Lãi suất cho vay

a) Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (Hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm). Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

b) Riêng đối tượng vay vốn là lao động thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định từng thời kỳ.

Phương thức cho vay

Cho vay trực tiếp đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại trụ sở Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, trụ sở NHCSXH cấp huyện nơi người lao động cư trú hợp pháp (gọi tắt là NHCSXH nơi cho vay).

Cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; Xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa nhà để ở

Đối tượng được vay

a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

b) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

c) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

d) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Điều kiện vay vốn

a) Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội

Các đối tượng quy định tại Điểm b), c), d), đ) Khoản 1 Đối tượng được vay vốn phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;

Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH , mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;

Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;

Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH;

Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;

Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư dự án mà dự án của chủ đầu tư đó có trong danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Có vốn tự có tối thiểu bằng 20% giá trị Hợp đồng mua , thuê mua nhà ở xã hội; Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.

b) Đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo , sửa chữa nhà để ở

Các đối tượng quy định tại Điểm b), c), d), đ) Khoản 1 Đối tượng được vay vốn phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo , hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;

Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH , mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;

Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;

Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH ;

Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng;

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai;

Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dụng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình;

Có vốn tự có tối thiểu bằng 30 % phương án tính toán giá thành của người vay;

Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật và quy định của NHCSXH

Lãi suất cho vay

a) Hiện nay lãi suất cho vay là 4,8%/ năm.

b) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Mức vay

a) Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội: Mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.

b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Lưu ý: Hiện nay, nguồn vốn cho vay còn hạn chế trong khi nhu cầu vay nhiều, trước mắt chỉ nên cho vay đối với xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở tối đa không vượt quá 500 triệu đồng/khoản vay

Phương thức cho vay

NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện, có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị – xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Người vay vốn là thành viên của Tổ tiết kiệm vay vốn (TK&VV) được thành lập và hoạt động theo quy định của NHCSXH.

Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL

Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa (KfW)

Cho vay trả lương ngừng việc, lương phục hồi sản xuất

Tài liệu tham khảo: https://vbsp.org.vn/gioi-thieu/cac-san-pham-dich-vu/cho-vay-ho-ngheo-va-cac-doi-tuong-chinh-sach.html

Ngan Hang Chi Sach Vi An Sinh Xa Hoi

Kết luận

NHCSXH là tô chức tín dụng của Nhà nước, được thành lập với mục tiêu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với các ngân hàng thương mại, ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nhiệm vụ chính của NHCSXH là cho vay các đối tượng chính sách, hộ nghèo để làm kinh tế, giúp họ vươn lên thoát nghèo và hơn nữa là làm giàu.

Ngân hàng CSXH với vai trò chính là cho vay hồ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình chính sách giúp họ có được nguồn vốn cho phát triến sản xuất, giúp xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên việc nắm bắt cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và cơ chế cho vay của NHCSXH nói riêng đối với khách hàng rất khó khăn và hạn chế. Hơn nữa, với đặc thù về quy mô khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn trong khi số lượng nhân viên ngân hàng hạn chế nên công tác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chỉ một mình NHCSXH thì không thể thực hiện tốt được, mà phải có sự phối hợp của tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền địa phương. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua, công tác uỷ thác cho vay vốn của NHCSXH qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) luôn được quan tâm và thực hiện tốt thông qua các hoạt động:

– Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức nhận ủy thác, ban quản lý tồ vay vốn, ban xóa đói giảm nghèo xã;

– Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp và NHCSXH các cấp bằng cách định kỳ hoặc đột xuất;

– Chủ động tổ chức giao ban định kỳ 2 tháng/ lần đối với Hội đoàn thể cấp huyện và 1 tháng/ lần đối với Hội đoàn thể cấp xã tại các Điểm giao dịch xã, để trao đổi về kết quả ủy thác, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro.

Công tác bình xét cho vay tại các Tổ đã bắt đầu có sự giám sát của Trưởng thôn, Hội đoàn thể cấp xã trước khi trình UBND cấp xã phê duyệt. Khi giải ngân phải có sự chứng kiến của Tổ, tổ chức Hội đoàn thể để đảm bảo ngân hàng giải ngân đến đúng người vay, đúng thủ tục, đúng quy định nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau.

Tuỳ mỗi địa phương sẽ có những tiêu chí bình chọn đối tượng phù hợp vay khác nhau cho nên Thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách xã hội cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có chính quyền địa phương hướng dẫn đầy đủ theo quy định của nhà nước.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Vay Tín Chấp S86

Trong nhiều năm làm cho nhiều công ty tài chính và ngân hàng thương mại và mình có đúc kết được một số ít kinh nghiệm muốn chia sẻ cho mọi người những gì mình biết.

You may also like...

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hỗ trợ